Một trong những công cụ phổ biến giúp các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định giao dịch Forex là “lịch kinh tế”. Đây là công cụ đặc biệt hữu ích đối với các trader theo trường phái phân tích cơ bản. Tuy nhiên, những trader theo phân tích kỹ thuật cũng không nên bỏ qua các thông tin quan trọng tại lịch kinh tế này.
Có nên đầu tư theo tin tức của lịch kinh tế?
Không thể phủ nhận một điều rằng, các tin tức trong lịch kinh tế là vô cùng hữu dụng cho các quyết định giao dịch. Nhưng bạn không nhất thiết phải theo dõi tất cả các tin, đặc biệt là các trader theo trường phái kỹ thuật. Bạn chỉ nên tập trung quan tâm các tin tức và sự kiện có tác động mạnh.
Tuy nhiên, việc giao dịch theo tin mạnh sẽ khá rủi ro. Điều quan trọng nhất khi giao dịch theo tin là bạn cần phải có kế hoạch đầu tư cụ thể. Đồng thời, cần phải đề ra stop loss và phương án quản lý vốn đúng đắn. Thậm chí các trader cần phải đề phòng trường hợp mất thanh khoản và nhảy giá trong thị trường.
Một khi tin mạnh được công bố thì nhiều nhà đầu tư an toàn sẽ đứng ngoài thị trường. Điều này sẽ khiến cho thanh khoản bị xuống thấp. Thanh khoản thấp đồng nghĩa với những rủi ro khiến spread của các sàn sẽ bị dãn mạnh và chi phí giao dịch sẽ tăng. Thậm chí, giá có thể sẽ nhảy qua mức stop loss được đặt sẵn khiến mức lỗ cao hơn dự kiến ban đầu. Trong một số trường hợp, nếu may mắn thì bạn sẽ được hưởng lợi vì nhảy giá theo hướng bạn đã dự đoán trước đó.
Trong đầu tư Forex cần quan tâm đến những thông tin kinh tế nào?
Thông qua lịch kinh tế, bạn có thể dễ dàng nhận thấy các tin tức nào là có tác động yếu, trung bình hay mạnh. Bạn chỉ cần theo dõi các thông tin có tác động trung bình và mạnh., đặc biệt là các trader thiên về đầu tư theo phân tích kỹ thuật.
Có 4 loại thông tin mạnh tác động đến thị trường tài chính toàn cầu cần lưu ý, bao gồm:
- Thông báo về chỉ số GDP – tổng sản phẩm quốc nội
- Thông báo về mức lãi suất của ngân hàng trung ương tại quốc gia bất kỳ
- Công bố dữ liệu lạm phát
- Công bố dữ liệu việc làm cũng như tỷ lệ thất nghiệp.
GDP
Đây là chỉ số thể hiện tốc độ tăng trưởng nền kinh tế tại một quốc gia trong khoảng thời gian nhất định. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, chỉ số GDP sẽ tăng đều. Mức độ tăng của chỉ số này sẽ quyết định đến giá trị đồng tiền mà quốc gia đó phát hành. Ví dụ, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt xa Nhật Bản, điều này sẽ tác động đến sức mạnh của cặp tiền tệ RMB/JPY trên thị trường Forex.
Lãi suất của các ngân hàng trung ương
Các ngân hàng trung ương tại hầu hết các quốc gia trên thế giới sẽ quyết định lãi suất cho các ngân hàng ở quốc gia đó khi cho nhau vay vốn. Và khi lãi suất càng thấp thì sẽ càng tốt hơn cho việc tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số ngoại lệ.
Chỉ số Lạm phát và Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Đây là những chỉ số thể hiện sức mua hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế không vượt qua giá cả hàng hóa và dịch vụ thì đó là một tin xấu với quốc gia đó.
Tỷ lệ thất nghiệp
Dữ liệu này sẽ cho thấy thông tin thực tế về nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Các trader nên so sánh dữ liệu này với phiên trước đó để đánh giá và xem xét liệu nền kinh tế của quốc gia đó có cần thêm việc làm hay không?
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản nhất về lịch kinh tế và tầm quan trọng của chúng khi các nhà đầu tư thực hiện giao dịch tại sàn Forex. Chúc các bạn áp dụng và giao dịch thành công trên con đường đầu tư tài chính của mình.