Mục tiêu cơ bản của công tác báo cáo tài chính là phổ biến những bctc đo lường chính xác khả năng sinh lợi và tình hình tài chính của một công ty. Bài viết này chúng tôi tổng hợp dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ nhất các vấn đề QUAN TRỌNG liên quan tới BCTC nhất định kế toán nên biết và nắm vững.
Các báo cáo tài chính được chia thành ba loại riêng biệt:
Thứ nhất là Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo này cho chúng ta biết công ty đã kiếm được bao nhiêu tiền trong một khoảng thời gian. Thông thường kế toán công ty công bố báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với các cổ đông theo mỗi quý và theo cả năm tài chính. Bằng cách sử dụng báo cáo này, nhà đầu tư có thể xác định một số chỉ tiêu như lợi nhuận biên của công ty, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và quan trọng nhất là sự nhất quán và xu hướng lợi nhuận của công ty.
Báo cáo thứ hai là Bảng cân đối kế toán:
Báo cáo này cho chúng ta biết công ty có bao nhiêu tiền trong ngân hàng và đang nợ bao nhiêu. Ta lấy số tiền đang có trừ đi số nợ thì sẽ có giá trị tài sản ròng (net worth) của công ty. Một công ty có thể tạo được một bảng cân đối kế toán cho bất kỳ ngày nào trong năm, thể hiện những gì công ty đang sở hữu, những gì đang nợ và giá trị tài sản ròng cho ngày cụ thể đó.
Thông thường, các công ty công bố bảng cân đối kế toán với cổ đông vào cuối mỗi quý và vào cuối năm tài chính. Nhà đầu tư sử dụng một số mục trên bảng cân đối kế toán – chẳng hạn như lượng tiền mặt mà công ty có hoặc khoản nợ dài hạn của công ty – như các chỉ số để nhận diện một lợi thế cạnh tranh bền vững.
Thứ ba, chúng ta có Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo này theo dõi lưu lượng tiền mặt vào và ra khỏi doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một công cụ tốt để xem công ty đã chi bao nhiêu tiền để cải tiến quy trình, cũng như theo dõi sự mua bán trái phiếu và cổ phiếu. Công ty thường công bố báo cáo lưu chuyển tiền tệ cùng với các BCTC khác.
Trong thời đại Internet ngày nay, người ta có thể dễ dàng tìm thấy báo cáo tài chính của một công ty ở khắp mọi nơi.
Một công ty cổ phần tồn tại vì lợi ích của các cổ đông. Mục đích công ty cổ phần đó không phải là thông tin rộng rãi đại chúng về tình hình tài chính của công ty mà là tối đa hóa giá trị của cổ đông.
Nếu nhà quản lý có thể đẩy mạnh mục tiêu đó thông qua việc “phổ biến các bctc phản ánh đúng khả năng sinh lợi và tình hình tài chính của công ty” thì về mặt nguyên tắc, các nhà quản lý sẽ làm thế. Tuy nhiên, việc báo cáo kết quả tài chính một cách trung thực và minh bạch chỉ đóng vai trò tối đa là một công cụ để đạt được mục tiêu cuối cùng.
Một thực tế phũ phàng có thể bác bỏ những lập luận này là bctc không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác tình hình tài chính của công ty.
Thay cho những dữ liệu chính xác và dễ hiểu, người sử dụng báo cáo tài chính thường thấy rằng những con số kế toán tuân theo GAAP nhưng lại truyền tải những thông điệp sai lệch về lợi nhuận. Và tệ hơn nữa, những vi phạm rõ ràng đối với chuẩn mực kế toán được đưa ra ánh sáng với một tần suất đáng lo lắng.
Ngay cả dòng biện hộ thứ hai của nhà phân tích báo cáo tài chính, hay sự xác nhận của kiểm toán viên độc lập về việc báo cáo tài chính đã tuân thủ theo GAAP cũng không thể đảm bảo cho độ tin cậy của những con số đó.